Titan (vệ tinh)
Titan (vệ tinh)

Titan (vệ tinh)

Titan (phát âm tiếng Anh: ˈtaɪtən TYE-tən, hay tiếng Hy Lạp: Τῑτάν) hoặc Saturn VIvệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất có bầu khí quyển đặc[6] và là vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về nước đã được khám phá.[7]Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi hai của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh, Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, và nếu tính theo đường kính nó còn lớn hơn hành tinh nhỏ nhất, Sao Thuỷ, (dù chỉ có khối lượng bằng một nửa). Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ, nó được khám phá năm 1655 bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens.[8]Titan được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá. Mật độ khí quyển dày đặc khiến chúng ta khó tìm hiểu về bề mặt của Titan cho tới khi các thông tin mới được thu thập với phi vụ Cassini–Huygens năm 2004, gồm việc phát hiện ra các hồ hydrocarbon lỏng tại các vùng cực của vệ tinh này. Chúng là những vật thể lỏng lớn, ổn định duy nhất tồn tại trên bề mặt của bất kỳ một vật thể từng biết nào ngoài Trái Đất. Về địa chất, bề mặt vệ tinh này còn trẻ; dù các ngọn núi và nhiều núi lửa băng (dạng phun trào giống núi lửa nhưng thành phần chủ yếu là băng) có thể có đã được phát hiện, bề mặt khá phẳng với chỉ một ít hố va chạm.Khí quyển của Titan chủ yếu gồm nitơ và khí hậu của nó gồm các đám mây metanetan. Khí hậu có gió và các đặc điểm bề mặt do mưa tạo ra tương tự như các đặc điểm trên Trái Đất, như các đụn cát và các dải bờ biển, và, giống như Trái Đất, cũng bị chi phối bởi các hình mẫu thời tiết theo mùa. Với chất lỏng (cả ở trên và dưới mặt đất) và lớp khí quyển nitơ dày, Titan được cho là giống Trái Đất thời nguyên thuỷ, dù có nhiệt độ thấp hơn. Vì thế vệ tinh này đã được cho là có khả năng thích hợp cho vi khuẩn như một sự sống ngoài Trái Đất hay, ít nhất, như một môi trường hóa học tiền vi sinh vật với nhiều hợp chất hóa học hữu cơ phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng có thể biển chất lỏng dưới bề mặt hoạt động như một môi trường sinh học.[9][10]

Titan (vệ tinh)

Suất phản chiếu 0,22[3]
Bán trục lớn 1.221.870 km
Bán kính trung bình &0000000002576000.0000002576+2
− km (0,404 so với Trái Đất) [2]
Độ lệch tâm 0,0288
Áp suất khí quyển bề mặt 146,7 kPa
Vệ tinh của Sao Thổ
Hấp dẫn bề mặt 1,352 m/s2 (0,14 g)
Độ nghiêng trục quay 0
Ngày khám phá 25 tháng 3, 1655
Khám phá bởi Christiaan Huygens
Thành phần khí quyển Tầng bình lưu:
98,4% nitrogen (N2)
1,6% methane (CH4)
0,2% Hiđrô (H2)[5]
Tầng đối lưu:
95.0% N2
4.9% CH4
Cấp sao biểu kiến 7,9
Khối lượng 1,3452 ± 0,0002 × 10²³kg (0,0225 so với Trái Đất)[2]
Tính từ Titanian
Độ nghiêng quỹ đạo 0,34854° (so với quỹ đạo Sao Thổ)
Mật độ khối lượng thể tích 1,8798 ± 0,0044 g/cm3[2]
Nhiệt độ 93,7 K (-179,5 độ C)[4]
Diện tích bề mặt 8,3 × 10⁷ km2
Chu kỳ quỹ đạo 15,945 ngày
Chu kỳ tự quay Đồng bộ (Xem Quỹ đạo và tự quay)
Tên thay thế Saturn VI
Tốc độ vũ trụ cấp 2 2,639 km/s

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Titan (vệ tinh) ftp://ftp.hq.nasa.gov/pub/pao/images/index/photoin... http://google.com/search?q=cache:H1UhAFtLEpEJ:www.... http://news.nationalgeographic.com/news/2008/03/08... http://space.newscientist.com/article/dn13516-tita... http://space.newscientist.com/channel/solar-system... http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn6598 http://www.newscientist.com/article.ns?id=dn7489 http://www.sciam.com/article.cfm?id=liquid-lake-on... http://www.sciencedaily.com/releases/2006/07/06072... http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleUR...